Nhiệm vụ cơ bản của người làm công tác An toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp (ATVSLĐ).

Mục tiêu cơ bản của công tác An toàn vệ sinh lao động chính là phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Để đạt được mục tiêu này, quy định pháp luật yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải bố trí người làm công tác chuyên trách hoặc bán chuyên trách về An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là nhân viên phụ trách An toàn). Vậy nhân viên phụ trách an toàn cần làm những công việc gì để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên.

Theo Điều 72 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

1. Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ:

– Xây dựng nội quy An toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; nội quy an toàn khi vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Xây dựng các quy trình quản lý an toàn; các hướng dẫn làm việc an toàn tai nơi làm việc.

– Tham gia vào các hoạt động nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong các giai đoạn thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng.

2. Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và xây dựng xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp:

– Phát thảo và thống nhất kế hoạch an toàn với hội đồng ATVSLĐ cơ sở, người sử dụng lao động.

– Tổ chức việc thực hiện và theo dõi việc thực hiện của các bộ phận khác về các dự án, hoạt động đã được thống nhất trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

– Tổ chức thực hiện nhận diện môi nguy và đánh giá rủi ro: Đề xuất mục tiêu, kế hoach; xây dựng qui trình, hướng dẫn; đào tạo, hướng dẫn người lao động thực hiện; theo dõi tiến độ đánh giá và đảm bảo chất lượng đánh giá rủi ro; quản lý và theo dõi các dự án, hoạt động kiểm soát rủi ro

– Phối hợp xây dựng các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp: nhận diện tình huống, xây dựng kế hoạch, trang bị phương tiện, tổ chức diễn tập, kiểm tra việc bảo dưỡng phương tiện ứng cứu khẩn cấp

3. Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

– Xác định và lâp danh mục các máy, thiết bị, vật tư thuộc đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

– Phối hợp thực hiện công tác kiểm định: theo dõi và giám sát việc kiểm định, hồ sơ kiểm định.

4. Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

– Phối hợp tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho nhân viên mới, huấn luyện định kì theo luật

– Xây dựng bản năng lực an toàn cho từng vị trí công việc.

– Xác định nhu cầu huấn luyện và tổ chức huấn luyện nội bộ các nội qui, qui trình và hướng dẫn về an toàn.

– Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn khác như tổ chức ngày hội an toàn, tháng an toàn, các phong trào thi đua về an toàn.

5. Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

– Xây dựng tiêu chí kiểm tra ATVSLĐ phù hợp với đặc điểm của tổ chức.

– Tổ chức và phối hợp thực hiện công tác tự kiểm tra định kì, đột suất về ATVSLĐ.

– Xây dựng quy trình và hướng dẫn thực hiện công tác điều tra tai nạn lao động.

– Tham gia đoàn điều tra tra tai nạn lao động.

6. Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

– Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức quan trắc, giám sát các yếu tố có hại tại nơi làm việc

– Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu tác hại của điều kiện lao động có hại đến người lao động.

7. Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

– Thiết lập kênh thu thập các kiến nghị người lao động: phiếu góp ý, phiếu cải tiến, phiếu báo cáo an toàn, họp định kì với mạng lưới An toàn vệ sinh viên, BCH Công đoàn,…

– Thay mặt người sử dụng lao động tiếp các đoàn thanh kiểm tra về ATVSLĐ.

– Tổng hợp các ý kiến và kiển nghị ban lãnh đạo xem xét cải tiến và thực hiện.

8. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên (ATVSV);

– Phối hợp Ban chấp hành Công đoàn xây dựng qui chế hoạt động; xây dựng mục tiêu hoạt độn cho mạng lưới ATVSV.

– Tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho mạng lưới ATVSV.

9. Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

 Xây dựng qui chế khen thưởng, kỷ luật về công tác ATVSLĐ để khuyến khích người lao động tham gia vào công tác an toàn một cách chủ động, tự nguyện.

– Thống kê các số liệu liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động như số liệu về tai nạn lao động, sự cố, huấn luyện, kiểm định, quan trắc, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, số ngày nghỉ, chi phí về an toàn,..

– Thực hiện các báo cáo định kì theo qui định của nội bộ và cơ quan quản lý nhà nước.

Trên đây là tóm tắt các nhiệm vụ chính mà người làm công tác an toàn vệ sinh lao động cần thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *