Trong công việc hàng ngày, người lao động thao tác, làm việc với các thiết bị, tham gia các hoạt động tai nhà máy và công trường thì vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy, rủi ro. Sau khi thực hiện nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro thì sẽ phân cấp nhiều cấp độ rủi ro khác nhau để kiểm soát, quan trong nhất và cần quan tâm nhất là rủi ro cao. Vậy rủi ro cao thường tập trung vào những tai nạn, sự cố nào. Theo thống kê tình hình tai nạn, sự cố nghiêm trọng qua các năm thì 8 rủi ro cao cao bên dưới gây ra những tai nạn, sự cố nghiêm trọng, tần xuất xảy ra cao.
1. Tai nạn do ngã cao (luôn đứng đầu trong các thông kê về tai nạn gây tử vong tai Việt Nam trong nhiều năm qua).
2. Tai nạn điện giật (Đứng số 2)
3. Tai nạn khi làm việc trong không gian hạn hẹp, hạn chế.
4. Tai nạn, sự cố do cháy nổ (cháy nổ do hóa chất, nổ do thiết bị chịu áp lực, hàn cắt…)
5. Tai nạn do tiếp xúc với thiết bị truyền động, chuyển động (các thiết bị thiếu che chắn, bao che, không có interlock….)
6. Tai nạn do vật rơi, đổ, đè (do hàng hóa, do các vật nâng, hạ…)
7. Tai nạn do xe nâng (xe forklift).
8. Tai nạn giao thông (nội bộ và bên ngoài nhà máy, công trình xây dựng): Nếu thống kê các trường hợp tai nạn giao thông ở Việt Nam, đây là tai nạn gây chết người nhiều nhất.
Những rủi ro trên có thể giúp bạn làm công việc an toàn sức khỏe môi trường tại nhà máy và trong các công trình xây dựng hiệu quả hơn và tăng cường an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.